Thứ Hai, 17 tháng 3, 2014

Hàng ngàn héc ta cây trồng thiếu nước tưới

Hàng ngàn héc ta cây trồng thiếu nước tưới


(TNO) Sở NN-PTNT Lâm Đồng ngày 17.3 cho biết, hiện mực nước các hồ chứa thủy lợi vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh đều xuống thấp, nhiều hồ đã xuống mực nước chết hoặc cạn kiệt. 

Thống kê sơ bộ toàn tỉnh có gần 10.000 ha cà phê, chè, lúa thiếu nước tưới; riêng huyện Di Linh có khoảng 6.000 ha cà phê không có nước tưới. Tại Đà Lạt và huyện Lạc Dương, hàng trăm ha rau, hoa cũng thiếu nước tưới, nhiều hộ phải đào hồ, khoan giếng để tìm nguồn nước.
Cùng ngày, Công ty TNHH MTV cấp thoát nước Lâm Đồng cho biết, mực nước hồ Đan Kia - Suối Vàng đã sụt giảm 5,4 m, hồ Chiến Thắng sụt giảm 3,3 m. Hai hồ này cung cấp cho thành phố Đà Lạt 35.000 m3 nước/ngày đêm; nếu không có mưa thì khoảng một tháng nữa nhà máy nước hồ Chiến Thắng phải ngưng hoạt động.
 Lâm Viên
 
              

Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2014

TINDTT

Tập thể lớp tập huấn k2

Tâp thể lớp tập huân thu viên k2

Những phát hiện Trống Đồng ở Tây Nguyên

Thứ Sáu, 14/3/2014 16:27 (GMT+7)

Những phát hiện Trống Đồng ở Tây Nguyên
Cập nhật lúc 16:08, Thứ Hai, 27/01/2014 (GMT+7)
Trống đồng là hiện vật đặc sắc nhất của văn hóa Đông Sơn. Trống được phân bố ở hầu hết các nước thuộc vùng Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc, Miến Điện, Malaysia, Philipin và cả Indonesia. Con số trống đồng được phát hiện ở đây ước tích khoảng trên 2.000 chiếc. Ở Việt Nam, văn hóa Đông Sơn có phạm vi phân bố ở vùng Bắc bộ và Trung bộ , tập trung đậm đặc nhất là ở các vùng đồng bằng sông Hồng, sông Mã. Thời đại tồn tại của văn hóa Đông Sơn được xác định vào khoảng thiên niên kỷ thứ nhất trước công nguyên và chấm dứt vào thời Đông Hán (TKII sau công nguyên). Chủ nhân của nền văn hóa Đông Sơn là người Việt cổ tồn tại ở thời kỳ vua Hùng dựng nước (theo nhận định của giáo sư Đào Duy Anh).
 
Trống đồng phát hiện tại Lâm Đồng
Trống đồng phát hiện tại Lâm Đồng
 
Những năm gần đây, việc phát hiện ra các trống đồng ở các tỉnh Tây Nguyên đã gây nhiều bất ngờ và nhiều tranh luận khoa học trong giới nghiên cứu sử học, khảo cổ học về sự lan tỏa của văn hóa Đông Sơn cũng như phạm vi phân bố của nó ở Việt Nam và đặc biệt là ở vùng Tây Nguyên.
 
Chiếc trống đồng đầu tiên phát hiện ở Tây Nguyên là ở  tỉnh Kon Tum vào năm 1921. Đó là trống đồng Dac Lao và nó đã được đưa về Bảo tàng Louis Finot ở Hà Nội (Bảo tàng lịch sử Việt Nam - nay là Bảo tàng Quốc gia). Sau đó, vào năm 1985, ở Đắk Lắk, một chiếc trống đồng khác được bác Ma Khê, một lão thành cách mạng của tỉnh phát hiện được ở nhà ông Y Pá (dân tộc M’Nông ở Buôn Giá, Krông Ana, Ea Soup). Trống bị gia đình phá bỏ để chế làm mâm ăn cơm nhưng do quá nặng nên bị bỏ lãng quên, mãi sau mới sưu tầm được. Trống được xác định thuộc loại Hêgơ III (trống loại III). Vào tháng 7/1996, ở thôn 13, xã EaBan - huyện Eakar, tỉnh Đắk Lắk, anh Trần Quốc Hóa trong khi đào hố trồng cà phê đã tình cờ phát hiện một trống đồng. Trong lòng trống còn thấy có răng người và một vài mảnh xương nhỏ, mảnh vỡ vòng tay, hạt chuỗi (có lẽ nó được sử dụng để chôn người chết). Do phát hiện tình cờ và khai quật không đúng phương pháp nên trống bị vỡ nát, chỉ còn mặt trống là khá nguyên vẹn. Trống sau đó được đưa về lưu giữ ở Bảo tàng Đắk Lắk. Trống đồng Ea Ban-Eakar  thuộc trống đồng Đông Sơn loại II (Hêgơ II) niên đại khoảng trên dưới 2.000 năm.
 
Tiếp đến là trống đồng Ea Kênh - Krông Păk (tên trống được đặt theo địa danh phát hiện). Chiếc trống này cũng đã bị vỡ toàn bộ phần tang và thân trống, chỉ còn mặt trống là tương đối nguyên vẹn. Trên mặt có trang trí tượng cóc và các vành hoa văn hình học đơn giản của trống Đông Sơn muộn. Trống đồng Ea Kênh - Krông Păk thuộc loại Hêgơ I. Trống được anh Trần Thế Huy ở thôn Tân Thành, Ea Kênh, Krông Păk, tỉnh Đắk Lắk phát hiện vào  tháng 7 năm 1998 tại rẫy cà phê. Trống được chôn mặt úp xuống, cách mặt đất canh tác chừng 20cm.
 
Trống đồng tại Tòa giám mục Đà Lạt
Trống đồng tại Tòa giám mục Đà Lạt
 
Trống đồng EaRiêng-M’đắk được anh Lê Xuân Nam phát hiện tình cờ vào năm 1996 ở xã EaRiêng, huyện M’đắk, tỉnh Đắk Lắk trong khi ủi đất để đào ao tại vườn cà phê ở độ sâu 1m so với mặt đất canh tác. Thân và tang trống đã bị vỡ nát chỉ còn lại phần mặt trống. Trống được xác định thuộc loại Hêgơ I (trống đồng loại I), hiện nay đang được lưu giữ ở Bảo tàng Đắk Lắk.
 
Trống đồng nông trường cà phê 49 - huyện Krông Năng do anh Nguyễn Sĩ Bấy công nhân nông trường đã phát hiện ra hai chiếc trống này vào tháng 4 năm 1997 tại một rãnh nước mép đường sau nhà do quá trình bào mòn của nước đã lộ ra. Toàn bộ phần thân trống đều bị vỡ nát chỉ còn lại phần mặt trống. Đường kính của hai mặt trống là: 77cm và 67,5cm. Trên mặt trống lớn có 4 tượng cóc. Trống thuộc loại Hêgơ I và đang được lưu giữ ở Bảo tàng Đắk Lắk.
 
Trống đồng Phú Xuân - Krông Năng. Trống do anh Nguyễn Ngọc Duy và anh Phan Tấn Quốc Việt phát hiện vào tháng 4 năm 2004 trong lúc đào đất tìm sắt vụn tại xã Phú Xuân, Krông Năng. Mặt trống còn tương đối nguyên vẹn và có đường kính 75cm, phần tang và thân trống đã bị vỡ thành nhiều mảnh. Trống thuộc nhóm Hêgơ I.
 
Trống đồng Cư yang-EaKar. Gồm hai mặt trống do người tìm mua phế liệu rà tìm được vào tháng 4 năm 2005 tại vườn nhà anh Cường và ông Tống Quang Thốn tại thôn 7 và thôn 8 xã Cư Yang, huyện Ea Kar. Trống được tìm thấy ở độ sâu 50cm. Mặt trống được đặt nằm úp xuống đất bên trên có một phiến đá tròn đè lên, trong lòng trống có đất, xương người và vòng đồng đeo tay. Mặt trống có đường kính: 75,3cm và 66cm. Trống  hiện đang được lưu giữ ở Bảo tàng Đắk Lắk.
 
Trống đồng Hòa An-Krông Pách được  người dân thôn Tân Lập, xã Hòa An, huyện Krông Pách, tỉnh Đắk Lắk phát hiện khi làm rẫy, đào hố trồng cà phê. Trống được phát hiện ở độ sâu 40-50cm. Trong lòng trống có nhiều xương và răng người, ngoài ra còn có một số đồ trang sức như: vòng đồng xoắn ốc, hạt cườm mã não, hạt cườm bằng đất nung, dọi xe chỉ. Trống được xác định thuộc loại Hêgơ I, có niên đại cách ngày nay trên dưới 2.000 năm.
 
Cùng với những trống đồng phát hiện được ở Đắk Lắk nói trên, ở các tỉnh khác của Tây Nguyên cũng có phát hiện được trống đồng rải rác ở một số nơi như: ở Kon Tum có 2 trống, Gia Lai có 2 trống và Lâm Đồng phát hiện được 3 trống (hai trống đang được lưu giữ ở Tòa Giám mục và một trống đang được lưu giữ tại Bảo tàng Lâm Đồng). Trống đồng hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Lâm Đồng được ông Nguyễn Văn Vinh và ông Nguyễn Văn Minh phát hiện vào tháng 6 năm 2008 trong khi đào hố trồng cây trong vườn tại khu vực thôn 2 xã Hà Lâm, huyện Đạ Huoai. Chiếc trống này được chôn cách mặt đất canh tác chừng 20cm với tư thế mặt trống ngửa lên, trên mặt có xếp một lớp đá granít dày khoảng 10cm để bảo vệ. Trống đồng thuộc loại Hêgơ I có niên đại cách ngày nay trên dưới 2.000 năm.
 
Trống đồng phát hiện ở xã An Thành, huyện An Khê, Gia Lai
Trống đồng phát hiện ở xã An Thành, huyện An Khê, Gia Lai
 
Tính tới thời điểm này ở  trên địa bàn Tây Nguyên đã phát hiện được khoảng 21 trống đồng, nhiều nhất là tỉnh Đắk Lắk (14 trống). Phần lớn các trống đồng đều được phát hiện một cách tình cờ, ngẫu nhiên khi người dân làm vườn, rẫy trồng cà phê hoặc rà tìm phế liệu... Trống được phát hiện chủ yếu là trống Đông Sơn loại I (loại đẹp nhất), chúng được chôn ở nhiều dạng khác nhau, một số được sử dụng như để táng người chết. Đây cũng là một trong những điều bí ẩn của nền văn hóa cư dân bản địa cổ xưa mà chúng ta chưa thể khám phá hết. 
 
ĐOÀN BÍCH NGỌ
 
nguồn :https://www.blogger.com/blogger.g?blogID=8373440579095056595#editor/target=post;postID=3518070171955885000

Chủ Nhật, 2 tháng 3, 2014

LINK BO SUU TAP SO LOP 2

LINK BO LUA: http://117.3.71.54:8082/gsdl?site=localhost&a=p&p=about&c=bsutpsvc&l=en&w=utf-8
LINK BO TRA: http://117.3.71.54:8082/gsdl?site=localhost&a=p&p=about&c=cychbolc&l=en&w=utf-8
LINK BO DU LICH: http://117.3.71.54:8082/gsdl?site=localhost&a=p&p=about&c=dulchlt&l=en&w=utf-8
LINK BO HOA: http://117.3.71.54:8082/gsdl?site=localhost&a=p&p=about&c=hoalt&l=en&w=utf-8

VIẾT TIN PHÁT THANH


                               VIẾT TIN PHÁT THANH
        VỀ THÔNG BÁO LỚP HỌC CHO NGƯỜI SỬ DỤNG   MÁY TÍNH VÀ TRUY CẬP INTERNET CÔNG CỘNG TẠI BƯU ĐIỆN-VĂN HÓA XÃ
Hôm nay BĐ-VH xã xin thông báo :
        - Tới bà con cô bác
        - Tới  học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên,và phụ nữ trong địa bàn xã
        - Tới các ban ngành tại địa phương
        Ngày nay công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng cho tất cả các lĩnh vực kinh tế-xã hội , an ninh chính trị, an toàn xã hội… việc sử dụng máy tính và truy cập internet để tìm hiểu thông tin và áp dụng khoa học kỷ thuật trong lao động sản xuất, kinh doanh …là việc cần thiết và quan trọng.
       Chính vì sự cần thiết và quan trọng nên BĐ-VH xã sẽ mở lớp đào tạo cho tất cả đối tượng thông báo ở trên như sau :
       Chiều : từ 16h00’   đến  18h30’ ( vào ngày thứ 5 hàng tuần )
Mong bà con nhân dân, học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên, phụ nữ và các ban ngành tại địa phương thăm gia đông đủ.


                                               Người thông báo : 

                                                                   WHAT YOU NAME

                                                                           Đã ký

Thứ Bảy, 1 tháng 3, 2014

THÔNG ĐIỆP VẬN ĐỘNG

         ĐIÊM BƯU ĐIỆN - VĂN HÓA XÃ ĐINH TRANG THƯỢNG

                  
                THÔNG ĐIỆP VẬN ĐỘNG

ĐIỂM BƯU ĐIỆN - VĂN HÓA xã Đinh Trang Thượng  là ĐIỂM BƯU ĐIỆN - VĂN HÓA xã thuộc vùng sâu,vùng xa, là xã anh hùng của Huyện Di Linh - Tỉnh Lâm Đồng . là  ĐIỂM BƯU ĐIỆN - VĂN HÓA đã  hoat động từ tháng 05 năm 1999, Là trung tâm tìm hiểu thông tin, văn hóa, giáo dục, pháp luật... tại địa bàn xã.
Để ĐIỂM BƯU ĐIỆN - VĂN HÓA xã Đinh Trang Thượng đi vào hoạt động phục vụ người dân tốt hơn cần có những nội dung, giải pháp cụ thể sau:
1. thời gian mở, đóng cửa hợp lý
2.cơ sở vật chất, trang thiết bị cần cơ bản đầy đủ
3.chế độ hổ trợ phụ cấp cho cán bộ phục vụ đảm bảo nhu cầu về đời sống sinh hoạt
4.khuôn viên cần rộng rãi, thoáng mát hơn.
5.cần sự quan tâm của chính quyền địa phương, các cấp có thầm quyền... trong công tác hoạt động phục vụ .

LỊCH LÀM VIỆC CỦA BƯU ĐIỆN-VĂN HÓA XÃ ĐINH TRANG THƯỢNG

LỊCH LÀM VIỆC CỦA BƯU ĐIỆN-VĂN HÓA XÃ ĐINH TRANG THƯỢNG
Công việc  Hàng ngày  Hàng tuần  Hàng tháng 
1. Hỗ trợ người sử dụng máy tính
và truy nhập Internet
     
  7h00 chuẩn bị phòng, quét dọn
 làm vệ sinh, mở máy tính 
Thống kê lại số lượt người truy cập Tổng hợp báo cáo tháng
7h15 mở cửa phục vụ    * Thống kê lượt người sử dụng
Tiến đón khách bố trí trỗ ngồi
 tìm hiểu nắm thông tin của người truy cập
  * Nội dung phục vụ
Hướng dẫn người sử dụng   * Mức độ hài lòng
Quan sát thông kê người sử dụng   * Hạn chế, tồn tại, rút kinh nghiệm
10h45 thông báo hết giờ truy cập    
Kiểm tra tắt máy tính    
11h khóa cửa     
     
     
     
13h30 mở cửa phục vụ     
Tiến đón khách bố trí trỗ ngồi
 tìm hiểu nắm thông tin của người truy cập
   
Hướng dẫn người sử dụng    
Quan sát thông kê người sử dụng    
16h45 thông báo hết giờ truy cập    
Kiểm tra tắt máy tính    
17h khóa cửa     
     
2.Đào tạo người sử dụng      
  Hướng dẫn người dân sử dụng máy
tính và truy nhập internet công cộng.
Mở lớp đào tạo người sủ dụng máy tính
 vào ngày thứ 5. Từ 16 giờ đền 17 giờ
Báo cáo công tác đào tạo người sử dụng:
*Về số lượng người đào tạo
Nắm bắt thông tin của người sử dụng
để mở lớp đào tạo cho phù hợp.
Gồm 3 nhóm đối tượng: *Nội dung đào tạo.
  *Học sinh. *Tổng số thời đào tạo.
  *Cán bộ, CNVC. *Chất lượng đào tạo.
  *Nông dân.  
     
     
     
3. Xây dựng bộ sưu tập số địa phương       
  Nắm bắt nhu cầu thông tin Nắm bắt nhu cầu thông tin Bước 1 : - Nắm bắt nhu cầu thông tin của địa phương
Tìm kiếm thông tin  Tìm kiếm thông tin  . Xuất phát từ đặc điểm từng địa phương
    .Tìm hiểu nhu cầu thông tin người dân địa phương
    . Biết được đường lối chiến lược phát triển của địa phương
    Bước 2 : Xây dựng đề cương chi tiết cho bộ sưu tập thực hiện
dựa trên cơ sở đối tượng sử dụng, xác định chủ đề
 loại tài liệu, định dạng, hình thức trình bày...
    Bước 3 : Thu thập, sưu tầm, số hóa tài liệu theo từng chủ đề đã xác định tiến hành ghi đầy đủ các thông tin  cần thiết như : thông tin tác giả, ngày phát hành, nguồn trích ……………
    Bước 4 : Biên mục. Sữ dụng công cụ biên mục của phần mềm
 chuyên dụng như Greentone….để biên mục 
    Bước 5 : Điều chỉnh bộ sưu tập . Hoàn chỉnh bằng cách bổ sung
các chức năng khác như  : Điều chỉnh giao diện bộ sưu tập, đánh chỉ mục….
    Bước 6 : Đưa vào khai thác và chờ ý kiến phản hồi của bạn đọc
NGƯỜI LẬP : 
                       K TIN

LỊCH LÀM VIỆC CỦA BƯU ĐIỆN- VĂN HÓA XÃ ĐINH TRANG THƯỢNG

LỊCH LÀM VIỆC CỦA BƯU ĐIỆN- VĂN HÓA XÃ ĐINH TRANG THƯỢNG
Công việc  Hàng ngày  Hàng tuần  Hàng tháng 
1. Hỗ trợ người sử dụng máy tính
và truy nhập Internet
     
  7h15': chuẩn bị phòng, quét dọn
 làm vệ sinh, mở máy tính 
Thống kê lại số lượt người truy cập Tổng hợp báo cáo tháng
7h30':mở cửa phục vụ    * Thống kê lượt người sử dụng
Tiến đón khách bố trí trỗ ngồi
 tìm hiểu nắm thông tin của người truy cập
  * Nội dung phục vụ
Hướng dẫn người sử dụng   * Mức độ hài lòng
Quan sát thông kê người sử dụng   * Hạn chế, tồn tại, rút kinh nghiệm
11h15': thông báo hết giờ truy cập    
Kiểm tra tắt máy tính    
11h30': khóa cửa     
     
     
     
13h30 mở cửa phục vụ     
Tiến đón khách bố trí trỗ ngồi
 tìm hiểu nắm thông tin của người truy cập
   
Hướng dẫn người sử dụng    
Quan sát thông kê người sử dụng    
14h00' sắp xếp công việc tại BĐ-VHxã như  :thư,báo…  
16h45':Kiểm tra tắt máy tính  
17h khóa cửa     
     
2.Đào tạo người sử dụng      
  Hướng dẫn người dân sử dụng máy
tính và truy nhập internet công cộng.
Mở lớp đào tạo người sủ dụng máy tính
 vào ngày thứ 5. Từ 16 giờ đền 17 giờ
Báo cáo công tác đào tạo người sử dụng:
*Về số lượng người đào tạo
Nắm bắt thông tin của người sử dụng
để mở lớp đào tạo cho phù hợp.
Gồm 3 nhóm đối tượng: *Nội dung đào tạo.
  *Học sinh. *Tổng số thời đào tạo.
  *Cán bộ, CNVC. *Chất lượng đào tạo.
  *Nông dân.  
     
     
     
3. Xây dựng bộ sưu tập số địa phương       
  Nắm bắt nhu cầu thông tin Nắm bắt nhu cầu thông tin Bước 1 : - Nắm bắt nhu cầu thông tin của địa phương
Tìm kiếm thông tin  Tìm kiếm thông tin  . Xuất phát từ đặc điểm từng địa phương
    .Tìm hiểu nhu cầu thông tin người dân địa phương
    . Biết được đường lối chiến lược phát triển của địa phương
    Bước 2 : Xây dựng đề cương chi tiết cho bộ sưu tập thực hiện
dựa trên cơ sở đối tượng sử dụng, xác định chủ đề
 loại tài liệu, định dạng, hình thức trình bày...
    Bước 3 : Thu thập, sưu tầm, số hóa tài liệu theo từng chủ đề đã xác định tiến hành ghi đầy đủ các thông tin  cần thiết như : thông tin tác giả, ngày phát hành, nguồn trích ……………
    Bước 4 : Biên mục. Sữ dụng công cụ biên mục của phần mềm
 chuyên dụng như Greentone….để biên mục 
    Bước 5 : Điều chỉnh bộ sưu tập . Hoàn chỉnh bằng cách bổ sung
các chức năng khác như  : Điều chỉnh giao diện bộ sưu tập, đánh chỉ mục….
    Bước 6 : Đưa vào khai thác và chờ ý kiến phản hồi của bạn đọc