Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2014

Ngựa Ả rập chạy bền tốt nhất

2. Ngựa Ả rập chạy bền tốt nhất

Ngựa Ả Rập được cọi là một trong những loài ngựa cổ xưa nhất trên hành tinh, xuất hiện cách đây ít nhất khoảng 4.500 năm. Giống ngựa này có điểm kỳ lạ với xương sườn lớn hơn giống ngựa khác.
Tuy ít xương thắt lưng và đốt sống đuôi nhưng giống ngựa Ả Rập lại có sức khỏe và khả năng chạy bền tốt nhất trong vương quốc các loài vật. Nó có khả năng chạy liền một lúc hơn 160 km mà không cần nghỉ.
Tiết lộ thú vị về loài ngựa có thể bạn chưa biết - 2
 
Giống ngựa Ả Rập
 
nguồn:https://www.blogger.com/blogger.g?blogID=8373440579095056595#editor/target=post;postID=6923480428398606695
 
 

Thứ Năm, 23 tháng 1, 2014

9 GU MAKE- UP ĐẸP CỦA MỸ NỮ HÀN 2013

9 gu make-up đẹp của mỹ nữ Hàn 2013

Dara, Kim Tae Hee, Song Hye Kyo... được đánh giá cao về phong cách trang điểm ấn tượng trong năm qua.

san-dara-7452-1390386488.jpg
Gương mặt "không tuổi" của nhóm 2NE1 Dara có phong cách trang điểm nổi bật với cách nhấn nhá vào đôi mắt bằng phương pháp vẽ mắt mèo đậm và tô son màu nhạt. Bên cạnh đó, cô nàng cá tính cũng được chú ý bởi cách tạo kiểu tóc đa dạng, ấn tượng.
kim-tea-hee-7799-1390386488.jpg
Kim Tae Hee chuộng kỹ thuật make-up tự nhiên khi xuất hiện trên thảm đỏ và trong nhiều sự kiện lớn. "Nữ thần" xứ kim chi thường đánh phấn mắt màu đồng và thoa son hồng nhạt hoặc màu nude. Khác với nhiều mỹ nhân Hàn, cô chọn điểm nhấn trên khuôn mặt là đôi lông mày tỉa cong gọn gàng và dùng chì đen tô điểm.
ha-ga-in-2389-1390386488.jpg
Sở hữu khuôn mặt mộc đẹp tinh khôi và thanh tú, Han Ga In luôn biết cách làm nổi bật những ưu điểm bằng phương pháp kẻ viền mắt đen nhằm tạo cảm giác thêm to long lanh, kết hợp son hồng đào ngọt ngào, đáng yêu. Ngoài ra, mái tóc đen xoăn bồng bềnh cũng bổ sung nét lôi cuốn cho người đẹp.
SON-HYE-KYO-6904-1390386488.jpg
Là một trong những mỹ nhân sáng giá nhất làng giải trí Hàn, Song Hye Kyo luôn ghi điểm với cách make-up nhẹ nhàng, bờ môi tô son đỏ nhạt, hồng và kẻ mắt đen thanh mảnh khi tham dự nhiều sự kiện lớn.
jang-na-ra-6613-1390386488.jpg
Người đẹp không tuổi Jang Na Ra cũng thường xuất hiện với kỹ thuật trang điểm dùng son tông nhạt. Điểm nhấn trên khuôn mặt là đôi mắt đen hút hồn được chuốt mascara đen và thoa chút nhũ ánh nhằm thêm phần nổi bật.
lee-hyori-1916-1390386488.jpg
Lee Hyori là một trong những mỹ nhân hàng đầu Kpop có phong cách trang điểm ổn định và rõ ràng. "Nữ hoàng sexy" chuộng son đậm màu như tông đỏ quyến rũ hay gam màu nho cổ điển mix với mắt kẻ đậm cả mi trên và dưới. Cô cũng là tín đồ của hoa tai to bản cá tính.
yoona-1949-1390386488.jpg
Yoona của nhóm SNSD sở hữu gương mặt đẹp trong sáng, thuần khiết. Ngôi sao 9x yêu thích cách make-up mắt long lanh với nhũ ánh và son môi cam, hồng nhạt. Bên cạnh đó, việc đánh phấn nền không quá sáng, hài hòa với làn da làm tăng nét tươi tắn cho nữ ca sĩ.
suzy-6364-1390386488.jpg
Em út nhóm Miss A, Suzy, cũng là một trong những sao có gương mặt xinh đẹp ngọt ngào. "Tình đầu quốc dân" thường kẻ mắt viền đen đậm dần về phía đuôi và tô son tông màu nhẹ nhàng khi xuất hiện trước báo giới và khán giả.
Moon-Geun-Young-5470-1390386489.jpg
Moon Geun Young cũng là một trong những sao nữ sở hữu vẻ đẹp vượt thời gian của xứ kim chi. "Em gái quốc dân" chọn cách nhấn vào lợi thế đôi mắt đen to long lanh với cách kẻ viền mắt trên, dưới. Cô cũng chuộng cách làm đẹp tự nhiên bằng cách thoa son nude khi xuất hiện trên thảm đỏ.
nguồn:https://www.blogger.com/blogger.g?blogID=8373440579095056595#editor/target=post;postID=127342852579920680

Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2014

XE ĐẠP ƠI

Xe Đạp Ơi :
Nhớ khi xưa anh chở em, Trên chiếc xe đạp cũ, Áo ướt đẫm mồ hôi những trưa hè. Nhớ khi xưa bao mộng mơ, Trên chiếc xe đạp cũ, Dưới cơn mưa cùng nhau dắt qua cầu. Xe đạp ơi, đã xa rồi còn đâu. Mối tình thơ, thoáng như một giấc mơ. Xe đạp ơi, những vất vả ngày ấy. Cho lòng tôi, nhớ thương hoài chẳng nguôi. Quay đều quay đều quay đều, Mối tình ngày xưa yêu dấu. Quay đều quay đều quay đều, Nhớ hoài những vòng xe. Quay đều quay đều quay đều, Mối tình nghèo đơn sơ quá. Quay đều quay đều quay đều, Thương hoài những vòng xe. Nhớ khi xưa anh chở em, Trên chiếc xe đạp cũ, Dưới trăng khuya cùng trao chiếc hôn đầu. Nhớ khi xưa bao mộng mơ, Trên chiếc xe đạp cũ, Ước mong sao tình yêu mãi không rời ./.
  nguồn : https://www.blogger.com/blogger.g?blogID=8373440579095056595#editor/target=post;postID=83754600870607495

Chủ Nhật, 12 tháng 1, 2014

TUYỂN SINH GIÁO DỤC 2013

Tuyển sinh 2013: Giảm gần 100.000 bộ hồ sơ

13/05/13 11:37
(GDVN) - So với kỳ tuyển sinh 2012, năm nay tổng số hồ sơ ĐKDT đại học, cao đẳng giảm gần 100.000 bộ, tương đương với 1.710.983 bộ (giảm 6%).
Số liệu trên được Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD&ĐT) công bố.

Theo Cục khảo thí, đáng chú ý năm nay hồ sơ khối Công nghệ và Nông lâm tăng đáng kể. Cụ thể, nhóm ngành Khoa học giáo dục tăng 3,1%; khoa học sức khỏe tăng 1,7%; công nghệ kỹ thuật tăng 0,5%; môi trường và bảo vệ môi trường tăng 1,4%; nông, lâm, thủy sản tăng xấp xỉ 0,3%.
Điều này thể hiện thí sinh đã thực sự có sự lựa chọn đúng với định hướng nghề nghiệp của Bộ GD&ĐT. Trước đó, Bộ đã khuyến khích các trường thay đổi về cơ cấu theo hướng tăng chỉ tiêu tuyển sinh các ngành mà xã hội có nhu cầu cao về nhân lực thuộc nhóm ngành kỹ thuật, công nghệ, nông lâm, thủy sản, y dược, nghệ thuật.

Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, cũng theo Cục khảo thí, năm nay số lượng hồ sơ ĐKDT nhóm ngành Kinh tế và quản lý đã giảm 10,5% so với năm 2012, nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số hồ sơ đăng ký dự thi theo nhóm ngành là 19,9%.
Được đánh giá là khối thi đông thí sinh nhất, khối A năm nay tiếp nhận lượng hồ sơ lại giảm so với mọi năm. Cụ thể, khối A, A1 và B đều hơn khối C, trong đó khối A giảm đáng kể chỉ còn 39,1% (năm 2012 là 47,2%), khối C đạt 6%, giảm 0,2% so với năm 2012. Hồ sơ khối A1 đạt 10,2%, tăng 5% so với năm 2012; khối B đạt 23,2%, tăng 1,9%. Các khối khác có tỷ lệ tăng nhẹ.
Đáng chú ý, tỷ lệ hồ sơ ĐKDT ở hệ cao đẳng giảm đến 13% so với năm 2012 ở khối A; các khối A1, B, C, D1… đều có tỷ lệ tăng từ 0,3% đến 3,7%.
Cũng theo thông tin từ Cục Nhà trường (Bộ Quốc phòng), tổng số thí sinh đăng ký dự thi tuyển sinh quân sự vào các trường quân đội tăng hơn 74% so với năm 2012.
Các trường đều có số lượng thí sinh đăng ký dự thi tăng từ 30% đến hơn 100%, những trường có số lượng thí sinh đăng ký dự thi cao nhưTrường Đại học Trần Quốc Tuấn, Trường Đại học Nguyễn Huệ, Học viện Biên phòng, Học viện Kỹ thuật quân sự, Trường Đại học Chính trị, Học viện Hải quân, Học viện Phòng không - Không quân, Học viện Hậu cần, Học viện Quân y, Trường Đại học Trần Đại Nghĩa.
Các tỉnh, thành phố có số lượng thí sinh đăng ký dự thi nhiều là: Hải Dương: 1.251 hồ sơ, Đắc Lắc 950 thí sinh, Thái Bình 1.334 hồ sơ, Nghệ An 3.620 hồ sơ, Hà Nội 2.116 hồ sơ, Nam Định 1.374 hồ sơ…

Ý kiến bạn đọc (0)
Bài viết chưa có bình luận nào.
Bạn nên dùng tiếng Việt có dấu khi soạn thảo.
Đọc tiếp
NGUỒN :http://www.blogger.com/blogger.g?blogID=8373440579095056595#editor/target=post;postID=6382590271528095328

Gương Giáo Dục


HCV Tin học Châu Á 'không dám tin mình đoạt giải'

28/05/13 06:50

(GDVN) - Chiều 27/5, có mặt trong buổi vinh danh và trao thưởng cho Đoàn học sinh Việt Nam dự thi Olympic Tin học Châu Á, em Vũ Đình Quang Đạt – chủ nhân HCV duy nhất của đoàn Việt Nam thổ lộ “em không dám tin mình đoạt giải".
Vũ Đình Quang Đạt hiện là học sinh lớp 12 THPT chuyên Tin, ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội. Đây là năm thứ 2 em dự thi, năm trước Đạt giành HCB.

Với môn Tin học năm nay, đây là lần đầu tiên Việt Nam tham dự cuộc thi này và điều đó khiến Đạt và các bạn trong đội tuyển Việt Nam không tránh khỏi hồi hộp, lo lắng. “Em bất ngờ với kết quả này, vì trước khi thi em không dám nghĩ mình lại có thể được HCV”, Đạt chia sẻ.

Là học sinh chuyên Tin của một trường chuyên tại Hà Nội, điều đó là lợi thế cho cậu học trò này khi tham dự các cuộc thi Tin học cấp quốc gia và quốc tế. Chia sẻ và kinh nghiệm học tốt môn này, Đạt nói nhất quyết phải đảm bảo được 2 yếu tố là lý thuyết và thực hành thật đầy đủ, thêm vào đó phải có niềm đam mê. Vì trước đó Đạt chỉ yêu thích môn Toán, nhưng sau khi được chọn vào lớp chuyên Tin của trường THPT chuyên KHTN em mới có điều kiện học tập và thể hiện tốt khả năng Tin học của mình.
5 thành viên đoàn Olympic Tin học Việt Nam được Bộ GD&ĐT tặng bằng khen. Ảnh Xuân Trung
Một ngày Đạt dành cho môn Tin học trung bình từ 5-6 tiếng, ngoài ra là thời gian có thể chơi game và giải trí bằng cách là… đi dạo.

Theo đuổi ngành Tin học là theo sở thích của mình, Đạt hoàn toàn không bị tác động bởi gia đình hay bạn bè, mặc dù trước đó là thích môn Toán. Đạt cho rằng, xác định lâu dài ngành Tin học ở Việt Nam vẫn là một ngành mới và cũng mới phát triển trong những năm gần đây, do vậy nguồn nhân lực ngành này vẫn thiếu. 

Nói về tương lai của mình, Đạt chia sẻ có thể em sẽ theo đuổi ngành này tới cùng vì rất thích phần mềm. Những ngành, công ty phần mềm tại Việt Nam cũng rất nhiều và sau khi vào học tại Trường ĐH Công nghệ (ĐHQGHN) em sẽ dành thời gian để tìm hiểu thêm và có hướng cho tương lai của mình. 

Chia sẻ về thành tích của Đoàn Việt Nam, PGS. TS Phạm Bảo Sơn – Trưởng đoàn cho biết, thành tích của đoàn Việt Nam là rất đáng nể, bởi vì đây là lần đầu tiên Việt Nam tham dự cuộc thi này và cũng là nước có thứ hạng trong tốp 4 nước mạnh nhất Châu Á.

Cuộc thi Olympic Tin học châu Á có phương thức thi rất khác biệt so với các cuộc thi của môn văn hóa khác, các thí sinh có thể thi trực tuyến tại nước của mình. Mỗi nước không quá 100 thí sinh (điều này để quy định đối với nước có dân số đông như Trung Quốc, Ấn Độ…), những thí sinh trong mỗi nước dự thi và chỉ chọn ra 6 thí sinh có thành tích cao nhất để đi để xét giải. 

Đây là năm thứ 7 cuộc thi được tổ chức, năm nay BTC không chọn những thí có điểm 0 để xét giải (điều đó thể hiện tính cạnh tranh cao hơn các kỳ thi Olympic khác). Với hơn 20 nước tham dự và có hơn 120 thí sinh tham gia xét giải, đối với đoàn Việt Nam đã chọn được 10 thí sinh dự thi, nhưng chỉ chọn ra được 5 em để xét giải. 

Cả cuộc thi chỉ có 10 HCV và chỉ có 5 nước đoạt Huy chương. Việt Nam vinh dự đứng thứ 4 chung cuộc, thành tích này bằng với Nhật Bản (1 HCV), tuy nhiên chúng ta chỉ kém về tổng số điểm, do vậy phải xếp vị trí thứ 4.

Vui mừng trước thành tích của đoàn Tin học Việt Nam,Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết, trong năm nay đây là đoàn thứ 3 mang lại thành tích tốt cho Việt Nam. Thứ trưởng cũng tiết lộ, mặc dù cuộc thi này đã diễn ra được 6 năm nhưng năm 2013 là năm lần đầu tiên Việt Nam có đội tuyển tham gia, đây là điều đáng tiếc vì học sinh của Việt Nam rất giỏi. 

Hình thức thi trực tuyến, đội chơi có thể ở tại đất nước của mình để thi, vừa đỡ tốn kém mà thành tích lại cao, với hình thức này Thứ trưởng Hiển chia sẻ cần đẩy mạnh và khuyến khích học sinh tham gia hơn nữa. Thực tế ở Việt Nam, có những cuộc thi không có giải thưởng nhưng vẫn thu hút nhiều học sinh tham gia, đó là điều đáng quý, vì đây là những sân chơi trí tuệ lớn. 

Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cũng cho biết, những học sinh đam mê công nghệ, ngành học của mình tiếp tục nghiên cứu và cống hiến để được tham gia các kỳ thi quốc tế. 

Nói về ngành CNTT, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển khẳng định, đây là một ngành khoa học mới, vì thực tế ở Việt Nam mặc dù có nhiều người sử dụng CNTT nhưng chưa đem lại hiệu quả, trong khi ngành CNTT nước ta lại phát triển nhanh. Những học sinh đoạt giải cao trong các kỳ thi Tin học quốc tế như vậy sẽ đóng góp vào chất lượng ứng dụng ngành CNTT,làm thay đổi cách nghĩ và làm của không chỉ ngành Giáo dục mà tất cả các ngành kinh tế-xã hội của đất nước.

Trong buổi vinh danh đoàn Olympic Tin học Việt Nam, những học sinh đoạt giải ngoài bằng khen, Bộ GD&ĐT cũng trao thưởng với các mức 10 triệu đồng với HCV, 7 triệu đồng với HCB và 3 triệu đồng HCĐ.
Việt Nam đoạt 5 HC Olympic Tin học Châu Á

Huy chương Vàng thuộc về em Vũ Đình Quang Đạt, học sinh lớp 12, Trường Trung học phổ thông Chuyên, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Em Nguyễn Phan Quang Minh, học sinh lớp 11, Trường Trung học phổ thông Chuyên Nguyễn Trãi, tỉnh Hải Dương đoạt Huy chương Bạc. 3 Huy chương Đồng thuộc về em Nguyễn Đức Nam, học sinh lớp 12, Trường Trung học phổ thông Chuyên Hà Nội-Amsterdam, thành phố Hà Nội; em Thái Đình Phúc, học sinh lớp 12, Trường Trung học phổ thông Chuyên Phan Bội Châu, tỉnh Nghệ An; em Phạm Thái Sơn, học sinh lớp 11, Trường Trung học phổ thông Chuyên, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Đoàn cán bộ, học sinh Việt Nam đã tham dự kỳ thi Olympic Tin học châu Á năm 2013 tổ chức tại Singapore ngày 11/5/2013 (thi trực tuyến tại Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội).
 

chuyên gia giáo dục

Nguyên Phó Thủ tướng chỉ ra 'cái tội' của điểm sàn
25/05/13 13:00

(GDVN) - GS Trần Phương – Nguyên Phó Thủ tướng, Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội nhận định như vậy về những mặt hạn chế của điểm sàn trong hình thức thi ba chung tại các kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ những năm gần đây.
GS Trần Phương thẳng thắn nói rằng, nếu không có nguồn tuyển, không có sinh viên thì các trường ĐH, CĐ ngoài công lập (NCL) sẽ chết. Đứng trước thực trạng đó, ông nhận định khâu tuyển sinh là khâu khó nhất đối với các trường ĐH, CĐ NCL hiện nay.

Ngược với chủ trương
Sự bất bình đẳng được GS Trần Phương minh chứng, đó là chính sách của sự nghiệp giáo dục đang lệch hướng, không đúng với chủ trương và đường lối của Đảng và Nhà nước. Trước đó, với chủ trương đưa ra tiêu chí để phấn đấu tỉ lệ sinh viên NCL phải chiếm 40% tổng số sinh viên, theo GS Phương con số đó vẫn ít và đây chỉ là bước đầu vì thực tế trong 10 năm qua chúng ta chỉ tiến được có 15%.
“Đó là cái sai của Bộ GD&ĐT, phải phấn đấu nâng các trường ĐH, CĐ NCL lên 40%, rồi tiến tới 80%. Nước Nhật giàu hơn chúng ta nhiều lần đã có 75-80% sinh viên là NCL, nước Mỹ cũng vậy, làm như vậy mới phát triển được”, GS Trần Phương chỉ rõ.

GS Trần Phương nêu quan điểm rằng, chính điểm sàn hàng năm sẽ đẩy hàng nghìn học sinh đi ra nước ngoài học do không có cơ hội học trong nước. Điều đó tiêu tốn rất nhiều tiền, đất nước sẽ chảy máu ngoại tệ, đó chính là tội của điểm sàn. Ảnh Xuân Trung
Theo ông, một trong số những bất bình đẳng nữa là khoản đóng góp giữa sinh viên công lập và NCL có sự chênh lệch rất lớn. Nhà nước đang trợ cấp cho sinh viên ĐH công lập quá nhiều, con số có thể gần 5 triệu đồng/năm, trong khi sinh viên các trường NCL lại gánh trên 10 triệu đồng/năm. Đáng lẽ, tất cả học sinh, sinh viên Trung học chuyên nghiệp, CĐ, ĐH đều phải đóng một mức học phí như nhau, có như vậy  mới phát triển được giáo dục đại học, mới có thể tăng thêm tỉ lệ sinh viên đại học.

GS Trần Phương tiếp tục dẫn chứng để chỉ ra sự bất cập trong giáo dục hiện nay. Ông cho biết, hiện Việt Nam theo số liệu chưa chính thức cũng chỉ có 280 sinh viên/1 vạn dân, trong khi đó Thái Lan là 500, Hàn Quốc là 700. Vậy thử hỏi bao giờ chúng ta mới bằng các nước? 

“Chúng ta cứ nói CNH- HĐH đất nước mà tỉ lệ sinh viên thấp như vậy thì làm sao tiến lên được. Do đó, phải mở mạnh hệ thống các trường ĐH, CĐ NCL, hiện chúng ta có đủ sức để làm việc đó vì chúng ta có một đội ngũ trí thức rất lớn mà nhiều nước không có”, GS Trần Phương khẳng định. 

Cái “tội” của điểm sàn
Tiếp tục vạch ra những khó khăn trong công tác tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ NCL hiện nay, GS Trần Phương cho biết nguyên nhân đó là hình thức thi ba chung và điểm sàn.
Theo GS Phương, lý gì mà Bộ GD&ĐT bắt khoảng 1 triệu học sinh mới thi tốt nghiệp THPT rồi một tháng sau lại bắt từng ấy con người thi lại một lần nữa để vào đại học? Có quan điểm nói rằng kỳ thi phổ thông là chưa nghiêm túc nhưng GS Phương lại nhận định điều đó khi thi vào đại học liệu cũng có nghiêm túc. Do đó chỉ có nên một kỳ thi duy nhất làm kết quả cho học sinh đi tiếp.
Và, một trong những nguyên nhân sâu sa dẫn đến hết nguồn tuyển, theo GS Trần Phương là yếu tố điểm sàn. Ông nhận định điểm sàn có nhiều sự bất cập và nguy hiểm nằm ở chỗ: Đây là một tiêu chí không thích hợp cho mọi ngành học, vì thực tế học Kế toán đâu có cần tới Lí và Hóa, trình độ Toán phổ thông cũng có thể làm được.
Hơn nữa, điểm sàn không phải là một tiêu chí thích hợp cho mọi trường ĐH, CĐ. Bản chất của các trường là có nhiều cấp độ, nên mỗi một trường ĐH cần một đầu vào khác nhau mà điểm sàn không nói hết, điều này rất thiệt cho các dân tộc thiểu số, vùng đồng bằng sông Cửu Long. Học sinh ở những vùng khó khăn, vùng dân tộc hàng ngày phải đi bộ hàng km tới trường, trình độ của các em có hạn, trong khi đó Bộ GD&DT vẫn bắt các em phải đạt trình độ như những học sinh ở thành phố. Theo GS Trần Phương điều đó hoàn toàn vô lí, và chính điểm sàn tạo ra sự bất bình đẳng giữa các vùng  miền.
Mặt khác, xét trong điều kiện và hoàn cảnh điểm sàn không thích hợp với nước ta. GS Trần Phương nêu quan điểm rằng, chính điểm sàn hàng năm sẽ đẩy hàng nghìn học sinh đi ra nước ngoài học do không có cơ hội học trong nước. Điều đó tiêu tốn rất nhiều tiền, đất nước sẽ chảy máu ngoại tệ, đó chính là tội của điểm sàn. Muốn tốt hơn, hạn chế học sinh ra nước ngoài học theo GS Phương thì phải mở thêm các trường.

Ủng hộ 3 tiêu chí tuyển sinh mùa 2013
Chia sẻ thêm, GS Trần Phương cho biết, hiện đã có một số trường ĐH, CĐ NCL có phương án tuyển sinh riêng và đã trình Bộ. Tuy nhiên, bản thân ông nhận thấy có 3 tiêu chí để đáng được lưu tâm.
Tiêu chí thứ nhất, lấy kết quả thi tốt nghiệp THPT là nền tảng xét tuyển vào ĐH, cho thi phổ thông 8 môn:  Toán, Lí, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Ngoại ngữ, vậy ngành học nào cần biết Toán, Lí hay Sử, Địa thì phải chọn ngành đó.
Tiêu chí thứ hai: Dựa vào học bạ của học sinh trong 3 năm cuối cấp.

Và tiêu chí thứ ba là một số ngành đặc biệt lấy năng khiếu (thi kiến trúc, mỹ thuật,…). 





nguồn : http://www.blogger.com/blogger.g?blogID=8373440579095056595#editor/target=post;postID=7305132736379026333

Lâm Đồng quê hương tôi

Thơm quá, Hít thật sâu,... Ngào ngạt — with Nhat Huy Hoang and Thanh Tra Nguyen.
5
nguồn:https://www.blogger.com/blogger.g?blogID=8373440579095056595#editor/target=post;postID=3330348516305188954

người đẹp việt nam

  1. Người Đẹp Việt Nam — with Dealshop CT and 16 others.
  2. Photo: Người Đẹp Việt Nam
  • nguồn:https://www.blogger.com/blogger.g?blogID=8373440579095056595#editor/target=post;postID=5916731513821274385