Thứ Bảy, 6 tháng 9, 2014
Thứ Tư, 30 tháng 7, 2014
Cần thêm nhiều cơ chế, chính sách đặc thù phát triển vùng Tây Nguyên
Cần thêm nhiều cơ chế, chính sách đặc thù phát triển vùng Tây Nguyên
Hoàng Liên Sơn (TTXVN/Vietnam+)
Ngày 30/7, phát biểu tại Hội nghị thực hiện chính sách đặc thù và củng cố chính quyền cơ sở vùng Tây Nguyên do Ban Chỉ đạo Tây Nguyên tổ chức tại thành phố Đà Lạt, Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên đề nghị Thường trực Ban Chỉ đạo phối hợp với các bộ, ban, ngành liên quan sớm rà soát, tổng kết, đánh giá các chính sách đã ban hành trên địa bàn Tây Nguyên; đồng thời nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù mới nhằm tiếp tục phát triển kinh tế-xã hội vùng Tây Nguyên, bao gồm năm tỉnh Tây Nguyên và 29 huyện miền núi của bảy tỉnh giáp Tây Nguyên.
Theo Đại tướng Trần Đại Quang, các cơ chế, chính sách mới cần tập trung vào việc hỗ trợ các địa phương phát huy lợi thế về đất đai, đưa nông nghiệp phát triển theo chiều sâu và đa dạng hóa, trong đó ưu tiên phát triển cây công nghiệp dài ngày; nghiên cứu xây dựng chính sách đồng bộ về sản xuất, tiêu thụ càphê; mở rộng các tập đoàn cây trồng, vật nuôi nhiệt đới và một số cây, con có nguồn gốc ôn đới; phát triển mạnh chăn nuôi đại gia súc.
Đại tướng Trần Đại Quang cũng cho rằng chính sách mới cần gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến và xuất khẩu; đồng thời khuyến khích và hỗ trợ các địa phương tổ chức thực hiện chủ trương liên kết vùng, liên kết sử dụng tài nguyên rừng, tài nguyên nước; khuyến khích và hỗ trợ thúc đẩy nghiên cứu ứng dụng khoa học-công nghệ, gắn khoa học-công nghệ với sản xuất, nâng hàm lượng tri thức trong sản phẩm nông, lâm, công nghiệp chủ lực của Tây Nguyên và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp.
Tại hội nghị, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên đã tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Công văn số 588 ngày 20/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về xử lý cơ chế, chính sách đối với các huyện miền núi giáp Tây Nguyên.
Theo Ban Chỉ đạo, đây là một trong những chính sách đặc thù quan trọng được Thủ tướng Chính phủ ban hành kịp thời, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước đối với các huyện miền núi có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn.
Qua 5 năm thực hiện, việc triển khai các cơ chế, chính sách này đã đạt được những kết quả tích cực. Trong ba năm từ 2009-2011, các huyện miền núi giáp Tây Nguyên đã nhận được 366 tỷ đồng từ nguồn kinh phí đặc thù hỗ trợ mục tiêu để xây dựng 83 đề án phát triển kinh tế-xã hội.
Để tiếp tục thực hiện chính sách trên, Đại tướng Trần Đại Quang đề nghị các Bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu tăng suất đầu tư về giao thông và thủy lợi để phù hợp với nhu cầu, đặc điểm địa lý tự nhiên của các địa bàn miền núi, vùng cao, vùng sâu; đầu tư xây dựng các hồ chứa, đập dâng để tích nước, hoàn thiện hệ thống kênh mương phục vụ tưới tiêu.
Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam chỉ đạo xử lý quyết liệt việc thực hiện quy trình vận hành liên hồ chứa phục vụ tốt cho việc chống hạn và cắt lũ cho vùng hạ du; trồng rừng bù lại diện tích rừng bị mất do xây dựng thủy điện và xử lý một số vấn đề bức xúc về môi trường; tiếp tục giải quyết đền bù, hỗ trợ tái định canh, định cư nhằm ổn định sản xuất và đời sống của người dân ở các vùng dự án; sớm triển khai chương trình cấp điện cho các buôn, làng chưa có điện giai đoạn 2014-2020 ở các huyện miền núi giáp Tây Nguyên.
Trong việc thực hiện Đề án tiếp tục củng cố, kiện toàn chính quyền cơ sở vùng Tây Nguyên giai đoạn 2014-2020, Đại tướng Trần Đại Quang đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác cử tuyển, tăng cường thu hút học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số thuộc các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã trọng điểm vùng đồng bào dân tộc thiểu số vào học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường cao đẳng, đại học; có định hướng ưu tiên đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật là người dân tộc thiểu số đối với các ngành nông-lâm nghiệp, giáo dục, y tế, văn hóa.
Riêng trên lĩnh vực giáo dục và y tế, địa phương cần nghiên cứu mở rộng chính sách hợp đồng đào tạo theo địa chỉ nhằm góp phần giải quyết vấn đề nhân lực, nâng cao chất lượng giáo dục, dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ở vùng sâu, vùng xa.
Bên cạnh đó, các cấp cần xây dựng và thực hiện nhất quán chính sách ưu tiên đào tạo và bố trí việc làm cho con em đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp về địa phương công tác./.
nguồn : http://www.vietnamplus.vn/can-them-nhieu-co-che-chinh-sach-dac-thu-phat-trien-vung-tay-nguyen/273613.vnp
Thứ Tư, 14 tháng 5, 2014
CON GÁI VIỆT NAM G+
Con gái Việt Nam G+ _ [Vietnam G+ Girls]
Được chia sẻ công khai - Hôm qua 15:39 14/05/2014
Nếu một ngày bọn mình chẳng cưới nhau .
Em vẫn yêu , nhưng là yêu người khác .
Bản tình ca ngày xưa em vẫn hát .
Hát cho một người , người đó chẳng phải anh .
Em vẫn yêu , nhưng là yêu người khác .
Bản tình ca ngày xưa em vẫn hát .
Hát cho một người , người đó chẳng phải anh .
Thứ Sáu, 9 tháng 5, 2014
Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển Việt Nam như thế nào?
Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển Việt Nam như thế nào?
Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 xâm phạm trắng trợn vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ sáng 1/5.
Ngày 1/5
Lúc 5h22’ sáng, các tàu kiểm ngư của Việt Nam phát hiện giàn khoan di động HD 981 của Trung Quốc cùng 3 tàu dịch vụ di chuyển từ Tây Bắc đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam xuống phía nam nhằm hạ đặt khoan thăm dò. Đây là sự xâm phạm trắng trợn của Trung Quốc đối với quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đe dọa an ninh và an toàn hàng hải.
Lực lượng gồm 12 tàu kiểm ngư của Việt Nam kiên quyết ngăn cản hành vi vi phạm chủ quyền của Trung Quốc nhưng phía Trung Quốc vẫn ngang nhiên vi phạm, đồng thời tăng cường lực lượng tàu các loại để bảo vệ cho giàn khoan, nhằm đạt được mục đích hạ đặt được nó trên vùng biển của Việt Nam để khoan thăm dò.
Ngày 2/5
Lúc 16h, giàn khoan HD 981 được thả trôi tại phía nam đảo Tri Tôn, sâu vào trong thềm lục địa của Việt Nam 80 hải lý, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý, cách bờ biển Việt Nam 130 hải lý. Để đối đầu với các tàu kiểm ngư và cảnh sát biển của Việt Nam, Trung Quốc huy động 27 tàu các loại bảo vệ giàn khoan, trong số này có cả tàu quân sự.
Các tàu Trung Quốc đều mở bạt pháo đe dọa, uy hiếp các tàu kiểm ngư Việt Nam đang làm nhiệm vụ khiến tình hình hết sức căng thẳng. Với sự yểm trợ của cả máy bay, họ thường sử dụng 2 đến 3 tàu để kèm một tàu của Việt Nam nhằm ngăn cản, đâm húc và phun nước áp lực cao phá hoại. Trong số này, tàu Kiểm ngư số hiệu KN 762 bị 5 tàu Trung Quốc vây và đâm húc 4 lần vào mũi làm móp lan can mũi, vỡ cửa kính, cửa sổ mạn. Tàu KN 764 cũng bị tàu dịch vụ của Trung Quốc đâm làm hỏng mạn boong mũi, lan can lái mạn trái.
Ngày 3/5
Buổi sáng số tàu bảo vệ giàn khoan của Trung Quốc được nâng lên 37 tàu và đến 11h cùng ngày số này tăng lên tới 47 tàu. Chúng tiếp tục sử dụng lực lượng đông bao vây và đâm thẳng vào tàu Việt Nam với vận tốc lớn. Hậu quả khiến các tàu KN 765 bị đâm làm hỏng máy chính giữa, các tàu KN 762, KN 629 và KN 628 bị phun nước áp lực cao làm vỡ kính đài chỉ huy, hỏng máy lái hay bật nắp ăngten hệ thống Visat. Ngoài gây hư hại cho các tàu kiểm ngư, các tàu hải cảnh của Trung Quốc còn chủ động đâm thẳng vào mạn phải tàu cảnh sát biển của Việt Nam mang số hiệu CSB 4033, khiến tàu bị rách mạnh phải có chiều dài 3 mét, rộng một mét, hư hỏng máy phải và các trang thiết bị khác.
Ngày 4/5
Các tàu hải cảnh, tàu dịch vụ hạng nặng của Trung Quốc chủ động tiếp cận rú còi, chiếu đèn pha và đâm vào sau lái tàu kiểm ngư KN 628 của Việt Nam. Ngoài ra, các tàu KN 629, KN 764 và KN 762 cũng bị đâm hây ra các hư hại như vỡ kính khoang, hỏng lan can boong, móp lan can, hỏng ra đa và máy lái. Tàu Hải cảnh 44103 của Trung Quốc cũng chủ động đâm thẳng vào mạn trái tàu cảnh sát biển CSB 2012 của Việt Nam nhưng tàu Việt Nam tăng tốc vòng tránh nên vết đâm chỉ bị ở chính góc đuôi tàu mạn phải.
Cùng ngày, Thứ trưởng Ngoại giao kiêm Trưởng đoàn đàm phán cấp Chính phủ về biên giới, lãnh thổ của Việt Nam Hồ Xuân Sơn điện đàm với người đồng cấp Trung Quốc Lưu Chấn Dân để phản đối hoạt động bất hợp pháp của giàn khoan HD 981 trên thềm lục địa của Việt Nam. Đại diện Bộ Ngoại giao cũng triệu Đại biện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để trao công hàm phản đối.
Ngày 5/5
Số tàu các loại của Trung Quốc huy động bảo vệ giàn khoan HD 981 đang xâm phạm thềm lục địa Việt Nam đã nâng lên 66 chiếc các loại. Trong ngày có 7 tàu kiểm ngư của Việt Nam bị các tàu của Trung Quốc đâm húc và phun nước áp lực cao gây hư hại như móp boong, vỡ kính ở mạn và đài chỉ huy, chập điện hệ thống máy hàng hải, hỏng máy phụ, hỏng quạt thông gió khoang máy, hệ thống hàng hải và radar chỉ thị mục tiêu.
Ngày 6/5
Lực lượng tàu bảo vệ giàn khoan của Trung Quốc tiếp tục đâm húc các tàu kiểm ngư của Việt Nam, bất chấp việc lực lượng kiểm ngư đang thực hiện đúng chức năng bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của quốc gia trên các vùng biển theo quy định của pháp luật quốc tế. Các hành động của Trung Quốc khiến một số tàu của Việt Nam bị hư hại và một số kiểm ngư viên bị thương.
Cùng ngày, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã điện đàm với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì, trong đó nhấn mạnh việc Trung Quốc đưa giàn khoan và lượng lớn tàu đến khu vực thuộc thềm lục địa Việt Nam là bất hợp pháp, đi ngược lại luật pháp và thông lệ quốc tế.
Phó thủ tướng Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút hết giàn khoan HD 981 cùng các tàu hộ tống ra khỏi khu vực. Việt Nam khẳng định sẽ áp dụng mọi biện pháp phù hợp cần thiết để bảo vệ các quyền lợi và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời kiên trì giải quyết thỏa đáng bất đồng thông qua đàm phán.
Ngày 7/5
Số lượng tàu của Trung Quốc bảo vệ giàn khoan lên đến 80 chiếc các loại, trong đó có 7 tàu quân sự gồm cả tàu hộ vệ tên lửa và tàu tuần tiễu mang tên lửa tấn công nhanh. Hàng ngày Trung Quốc còn huy động hàng chục tốp máy bay hoạt động trên khu vực và một số tàu cá vũ trang và tàu quân sự đã vào khu vực cách đảo Lý Sơn từ 50 đến 60 hải lý.
Trong khi các tàu Trung Quốc tiếp tục gây hấn, Việt Nam tổ chức họp báo quốc tế tại Hà Nội, công khai các hình ảnh vi phạm của Trung Quốc. Phó tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam Ngô Ngọc Thu cho biết, tàu Trung Quốc hung hăng uy hiếp tàu Việt Nam và khiến 6 người bị thương. Các máy bay Trung Quốc trong ngày vẫn bay tầm thấp để trực tiếp uy hiếp tàu Việt Nam, trong khi các tàu hải cảnh vẫn cố đâm tàu của Việt Nam. Ông Thu đánh giá tình hình hết sức căng thẳng và tuyên bố: “Mọi sự chịu đựng đều có giới hạn”.
Các lực lượng kiểm ngư, cảnh sát biển đang tiếp tục bằng mọi biện pháp đấu tranh buộc giàn khoan của Trung Quốc phải rời khỏi vùng biển Việt Nam, đồng thời kiềm chế không để xảy ra xung đột, giữ môi trường hòa bình, ổn đinh trên biển.
Ngày 8/5
Cảnh sát biển Việt Nam cho biết tiếp tục phát hiện tàu tuần tiễu tấn công nhanh và tàu hộ vệ tên lửa của Trung Quốc hoạt động xung quanh giàn khoan HD 981. Chúng thường xuyên có hoạt động cản trở tàu cảnh sát biển Việt Nam đang làm nhiệm vụ chấp pháp trên vùng biển của Việt Nam. Trong bối cảnh đó, giới chức Trung Quốc bất ngờ dịu giọng và kêu gọi đàm phán.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trình Quốc Bình (ảnh bên) chối bỏ việc có các vụ đụng độ trên Biển Đông do họ gây ra với tàu Việt Nam. Ông này tìm cách làm giảm nhẹ sự việc khi cho rằng “không có xung đột nào xảy ra” kể từ khi giàn khoan HD 981 được hạ đặt trái phép tại vùng biển Việt Nam và những biến cố vừa qua chỉ mang tính cục bộ. Thứ trưởng này nói thêm rằng mọi bất đồng giữa Việt Nam và Trung Quốc có thể được giải quyết qua “đàm phán hòa bình”.
Cùng ngày, Vụ phó Vụ Biên giới và Đại Dương thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc Dịch Tiên Lương đã đặt điều kiện đàm phán với Việt Nam, khi ngang ngược đưa ra yêu cầu đòi Việt Nam phải rút các tàu trong khu vực đặt giàn khoan HD 981, bất chấp thực tế đây là vùng biển hoàn toàn thuộc chủ quyền của Việt Nam theo luật quốc tế.
Lúc 5h22’ sáng, các tàu kiểm ngư của Việt Nam phát hiện giàn khoan di động HD 981 của Trung Quốc cùng 3 tàu dịch vụ di chuyển từ Tây Bắc đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam xuống phía nam nhằm hạ đặt khoan thăm dò. Đây là sự xâm phạm trắng trợn của Trung Quốc đối với quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đe dọa an ninh và an toàn hàng hải.
Lực lượng gồm 12 tàu kiểm ngư của Việt Nam kiên quyết ngăn cản hành vi vi phạm chủ quyền của Trung Quốc nhưng phía Trung Quốc vẫn ngang nhiên vi phạm, đồng thời tăng cường lực lượng tàu các loại để bảo vệ cho giàn khoan, nhằm đạt được mục đích hạ đặt được nó trên vùng biển của Việt Nam để khoan thăm dò.
Ngày 2/5
Lúc 16h, giàn khoan HD 981 được thả trôi tại phía nam đảo Tri Tôn, sâu vào trong thềm lục địa của Việt Nam 80 hải lý, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý, cách bờ biển Việt Nam 130 hải lý. Để đối đầu với các tàu kiểm ngư và cảnh sát biển của Việt Nam, Trung Quốc huy động 27 tàu các loại bảo vệ giàn khoan, trong số này có cả tàu quân sự.
Các tàu Trung Quốc đều mở bạt pháo đe dọa, uy hiếp các tàu kiểm ngư Việt Nam đang làm nhiệm vụ khiến tình hình hết sức căng thẳng. Với sự yểm trợ của cả máy bay, họ thường sử dụng 2 đến 3 tàu để kèm một tàu của Việt Nam nhằm ngăn cản, đâm húc và phun nước áp lực cao phá hoại. Trong số này, tàu Kiểm ngư số hiệu KN 762 bị 5 tàu Trung Quốc vây và đâm húc 4 lần vào mũi làm móp lan can mũi, vỡ cửa kính, cửa sổ mạn. Tàu KN 764 cũng bị tàu dịch vụ của Trung Quốc đâm làm hỏng mạn boong mũi, lan can lái mạn trái.
Ngày 3/5
Buổi sáng số tàu bảo vệ giàn khoan của Trung Quốc được nâng lên 37 tàu và đến 11h cùng ngày số này tăng lên tới 47 tàu. Chúng tiếp tục sử dụng lực lượng đông bao vây và đâm thẳng vào tàu Việt Nam với vận tốc lớn. Hậu quả khiến các tàu KN 765 bị đâm làm hỏng máy chính giữa, các tàu KN 762, KN 629 và KN 628 bị phun nước áp lực cao làm vỡ kính đài chỉ huy, hỏng máy lái hay bật nắp ăngten hệ thống Visat. Ngoài gây hư hại cho các tàu kiểm ngư, các tàu hải cảnh của Trung Quốc còn chủ động đâm thẳng vào mạn phải tàu cảnh sát biển của Việt Nam mang số hiệu CSB 4033, khiến tàu bị rách mạnh phải có chiều dài 3 mét, rộng một mét, hư hỏng máy phải và các trang thiết bị khác.
Ngày 4/5
Các tàu hải cảnh, tàu dịch vụ hạng nặng của Trung Quốc chủ động tiếp cận rú còi, chiếu đèn pha và đâm vào sau lái tàu kiểm ngư KN 628 của Việt Nam. Ngoài ra, các tàu KN 629, KN 764 và KN 762 cũng bị đâm hây ra các hư hại như vỡ kính khoang, hỏng lan can boong, móp lan can, hỏng ra đa và máy lái. Tàu Hải cảnh 44103 của Trung Quốc cũng chủ động đâm thẳng vào mạn trái tàu cảnh sát biển CSB 2012 của Việt Nam nhưng tàu Việt Nam tăng tốc vòng tránh nên vết đâm chỉ bị ở chính góc đuôi tàu mạn phải.
Cùng ngày, Thứ trưởng Ngoại giao kiêm Trưởng đoàn đàm phán cấp Chính phủ về biên giới, lãnh thổ của Việt Nam Hồ Xuân Sơn điện đàm với người đồng cấp Trung Quốc Lưu Chấn Dân để phản đối hoạt động bất hợp pháp của giàn khoan HD 981 trên thềm lục địa của Việt Nam. Đại diện Bộ Ngoại giao cũng triệu Đại biện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để trao công hàm phản đối.
Ngày 5/5
Số tàu các loại của Trung Quốc huy động bảo vệ giàn khoan HD 981 đang xâm phạm thềm lục địa Việt Nam đã nâng lên 66 chiếc các loại. Trong ngày có 7 tàu kiểm ngư của Việt Nam bị các tàu của Trung Quốc đâm húc và phun nước áp lực cao gây hư hại như móp boong, vỡ kính ở mạn và đài chỉ huy, chập điện hệ thống máy hàng hải, hỏng máy phụ, hỏng quạt thông gió khoang máy, hệ thống hàng hải và radar chỉ thị mục tiêu.
Ngày 6/5
Lực lượng tàu bảo vệ giàn khoan của Trung Quốc tiếp tục đâm húc các tàu kiểm ngư của Việt Nam, bất chấp việc lực lượng kiểm ngư đang thực hiện đúng chức năng bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của quốc gia trên các vùng biển theo quy định của pháp luật quốc tế. Các hành động của Trung Quốc khiến một số tàu của Việt Nam bị hư hại và một số kiểm ngư viên bị thương.
Cùng ngày, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã điện đàm với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì, trong đó nhấn mạnh việc Trung Quốc đưa giàn khoan và lượng lớn tàu đến khu vực thuộc thềm lục địa Việt Nam là bất hợp pháp, đi ngược lại luật pháp và thông lệ quốc tế.
Phó thủ tướng Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút hết giàn khoan HD 981 cùng các tàu hộ tống ra khỏi khu vực. Việt Nam khẳng định sẽ áp dụng mọi biện pháp phù hợp cần thiết để bảo vệ các quyền lợi và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời kiên trì giải quyết thỏa đáng bất đồng thông qua đàm phán.
Ngày 7/5
Số lượng tàu của Trung Quốc bảo vệ giàn khoan lên đến 80 chiếc các loại, trong đó có 7 tàu quân sự gồm cả tàu hộ vệ tên lửa và tàu tuần tiễu mang tên lửa tấn công nhanh. Hàng ngày Trung Quốc còn huy động hàng chục tốp máy bay hoạt động trên khu vực và một số tàu cá vũ trang và tàu quân sự đã vào khu vực cách đảo Lý Sơn từ 50 đến 60 hải lý.
Trong khi các tàu Trung Quốc tiếp tục gây hấn, Việt Nam tổ chức họp báo quốc tế tại Hà Nội, công khai các hình ảnh vi phạm của Trung Quốc. Phó tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam Ngô Ngọc Thu cho biết, tàu Trung Quốc hung hăng uy hiếp tàu Việt Nam và khiến 6 người bị thương. Các máy bay Trung Quốc trong ngày vẫn bay tầm thấp để trực tiếp uy hiếp tàu Việt Nam, trong khi các tàu hải cảnh vẫn cố đâm tàu của Việt Nam. Ông Thu đánh giá tình hình hết sức căng thẳng và tuyên bố: “Mọi sự chịu đựng đều có giới hạn”.
Các lực lượng kiểm ngư, cảnh sát biển đang tiếp tục bằng mọi biện pháp đấu tranh buộc giàn khoan của Trung Quốc phải rời khỏi vùng biển Việt Nam, đồng thời kiềm chế không để xảy ra xung đột, giữ môi trường hòa bình, ổn đinh trên biển.
Ngày 8/5
Cảnh sát biển Việt Nam cho biết tiếp tục phát hiện tàu tuần tiễu tấn công nhanh và tàu hộ vệ tên lửa của Trung Quốc hoạt động xung quanh giàn khoan HD 981. Chúng thường xuyên có hoạt động cản trở tàu cảnh sát biển Việt Nam đang làm nhiệm vụ chấp pháp trên vùng biển của Việt Nam. Trong bối cảnh đó, giới chức Trung Quốc bất ngờ dịu giọng và kêu gọi đàm phán.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trình Quốc Bình (ảnh bên) chối bỏ việc có các vụ đụng độ trên Biển Đông do họ gây ra với tàu Việt Nam. Ông này tìm cách làm giảm nhẹ sự việc khi cho rằng “không có xung đột nào xảy ra” kể từ khi giàn khoan HD 981 được hạ đặt trái phép tại vùng biển Việt Nam và những biến cố vừa qua chỉ mang tính cục bộ. Thứ trưởng này nói thêm rằng mọi bất đồng giữa Việt Nam và Trung Quốc có thể được giải quyết qua “đàm phán hòa bình”.
Cùng ngày, Vụ phó Vụ Biên giới và Đại Dương thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc Dịch Tiên Lương đã đặt điều kiện đàm phán với Việt Nam, khi ngang ngược đưa ra yêu cầu đòi Việt Nam phải rút các tàu trong khu vực đặt giàn khoan HD 981, bất chấp thực tế đây là vùng biển hoàn toàn thuộc chủ quyền của Việt Nam theo luật quốc tế.
Nguồn VnExpresshttps://www.blogger.com/blogger.g?blogID=8373440579095056595#editor/target=post;postID=3439212583210328345
Thứ Ba, 22 tháng 4, 2014
máy bay, tầu chiến tham gia tìm kiếm MH370
Máy bay, tàu chiến tham gia tìm kiếm MH370
Báo chí Malaysia: Có thể đang tìm MH370 sai chỗ
Thứ Hai, ngày 21/04/2014 16:03 PM (GMT+7)
Sự kiện: Máy bay Malaysia mất tích
Nghi vấn về việc MH370 đã hạ cánh đâu đó đang được báo chí Malaysia đào xới lại.
Ngày 20/4, báo chí Malaysia bắt đầu khơi lại nghi vấn rằng chiếc máy bay mất tích MH370 có thể đã kết thúc hành trình ở một nơi nào đó chứ không phải là vùng biển nam Ấn Độ Dương như tuyên bố của thủ tướng Malaysia.
Trong khi chiến dịch tìm kiếm MH370 đã bước sang ngày thứ 45 mà vẫn chưa thu được nhiều kết quả khả quan, tờ New Straits Times của Malaysia đã dành hẳn trang nhất để dẫn lời các thành viên trong Đội Điều tra Quốc tế ở Kuala Lumpur rằng họ đang nghĩ đến việc bắt tay vào điều tra lại từ đầu để giải quyết bí ẩn chưa từng thấy trong lịch sử hàng không thế giới này.
Tờ New Straits Times dẫn lời một điều tra viên giấu tên nói: “Chúng tôi có thể sẽ tính tới khả năng này nếu cuộc tìm kiếm không có tín hiệu tích cực trong vài ngày tới, tuy nhiên chiến dịch tìm kiếm trên Ấn Độ Dương vẫn sẽ được tiếp tục.”
Ông này nói tiếp: “Khả năng MH370 đã hạ cánh xuống một vùng đất nào đó là có thể vì chúng tôi không tìm thấy bất cứ mảnh vỡ nào có liên quan tới chiếc máy bay này. Tuy nhiên, việc một quốc gia nào đó giấu chiếc máy bay trong khi hơn 20 nước khác đang tìm kiếm nó nghe có vẻ rất vô lý.”
Tàu hải quân Ocean Shield của Úc đã từng dò được nhiều tín hiệu “ping” gần giống với tần số của tín hiệu hộp đen máy bay trên vùng biển tìm kiếm, song cho đến nay họ vẫn chưa xác định được vị trí chính xác của MH370. Tàu ngầm mini Bluefin-21 đã quét được 2/3 diện tích đáy biển trong khu vực tìm kiếm nhưng vẫn chưa tìm ra manh mối khả quan nào.
Đội Điều tra Quốc tế đang tính đến phương án triển khai thêm nhiều phương tiện hiện đại đến khu vực này, đồng thời mở rộng khu vực tìm kiếm vì họ lo sợ rằng lực lượng cứu nạn “đang tìm MH370 ở sai vị trí”.
Ngoài ra, Đội Điều tra Quốc tế cũng đang hy vọng sẽ có thêm được nhiều thông tin do các vệ tinh khác thu được và từ nhiều nguồn hơn nữa như trạm radar phòng không Pine Gap của Úc vốn vẫn chưa cung cấp bất cứ thông tin gì cho đến nay.
Trạm radar phòng không khổng lồ ở Pine Gap là cơ sở quân sự phòng thủ chung được điều hành bởi cả Úc và Mỹ. Nếu MH370 bay xuống nam Ấn Độ Dương, nhiều khả năng nó sẽ bị trạm radar này phát hiện.
Trong khi chiến dịch tìm kiếm MH370 đã bước sang ngày thứ 45 mà vẫn chưa thu được nhiều kết quả khả quan, tờ New Straits Times của Malaysia đã dành hẳn trang nhất để dẫn lời các thành viên trong Đội Điều tra Quốc tế ở Kuala Lumpur rằng họ đang nghĩ đến việc bắt tay vào điều tra lại từ đầu để giải quyết bí ẩn chưa từng thấy trong lịch sử hàng không thế giới này.
Một nhân viên cứu hộ tham gia tìm kiếm MH370
Tờ Malaysiankini thì cho hay khả năng chiếc Boeing 777 này đã hạ cánh ở một vùng đất nào đó chứ không phải rơi xuống nam Ấn Độ Dương như tuyên bố của Thủ tướng Najib Razak cũng đang được xem xét tới.Tờ New Straits Times dẫn lời một điều tra viên giấu tên nói: “Chúng tôi có thể sẽ tính tới khả năng này nếu cuộc tìm kiếm không có tín hiệu tích cực trong vài ngày tới, tuy nhiên chiến dịch tìm kiếm trên Ấn Độ Dương vẫn sẽ được tiếp tục.”
Ông này nói tiếp: “Khả năng MH370 đã hạ cánh xuống một vùng đất nào đó là có thể vì chúng tôi không tìm thấy bất cứ mảnh vỡ nào có liên quan tới chiếc máy bay này. Tuy nhiên, việc một quốc gia nào đó giấu chiếc máy bay trong khi hơn 20 nước khác đang tìm kiếm nó nghe có vẻ rất vô lý.”
Tàu hải quân Ocean Shield của Úc đã từng dò được nhiều tín hiệu “ping” gần giống với tần số của tín hiệu hộp đen máy bay trên vùng biển tìm kiếm, song cho đến nay họ vẫn chưa xác định được vị trí chính xác của MH370. Tàu ngầm mini Bluefin-21 đã quét được 2/3 diện tích đáy biển trong khu vực tìm kiếm nhưng vẫn chưa tìm ra manh mối khả quan nào.
Đội Điều tra Quốc tế đang tính đến phương án triển khai thêm nhiều phương tiện hiện đại đến khu vực này, đồng thời mở rộng khu vực tìm kiếm vì họ lo sợ rằng lực lượng cứu nạn “đang tìm MH370 ở sai vị trí”.
Nhiều người lo ngại lực lượng đa quốc gia đang tìm MH370 sai vị trí
Một điều tra viên nói: “Mặc dù đang lần theo các manh mối đã được phân tích, chúng ta không thể tập trung vào một khu vực quá lâu vì đại dương rất rộng lớn. Chúng ta hoàn toàn phụ thuộc vào các tính toán khoa học ngay từ đầu dựa vào các tín hiệu vệ tinh, và việc Bluefin-21 có tìm được máy bay hay không cũng phụ thuộc nhiều vào may mắn.”Ngoài ra, Đội Điều tra Quốc tế cũng đang hy vọng sẽ có thêm được nhiều thông tin do các vệ tinh khác thu được và từ nhiều nguồn hơn nữa như trạm radar phòng không Pine Gap của Úc vốn vẫn chưa cung cấp bất cứ thông tin gì cho đến nay.
Trạm radar phòng không khổng lồ ở Pine Gap là cơ sở quân sự phòng thủ chung được điều hành bởi cả Úc và Mỹ. Nếu MH370 bay xuống nam Ấn Độ Dương, nhiều khả năng nó sẽ bị trạm radar này phát hiện.
Trí Dũng (Theo NST) (Khampha.vn)
nguồn:http://hn.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/bao-chi-malaysia-co-the-dang-tim-mh370-sai-cho-c46a625046.html
Thứ Năm, 3 tháng 4, 2014
Công bố Ngày sách Việt Nam
Dự kiến ngày 21.4, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), Bộ Thông tin - Truyền thông (TT-TT) sẽ tổ chức lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ, chọn ngày 21.4 hằng năm là Ngày sách Việt Nam.
Nhiều độc giả háo hức tới Hội sách TP.HCM lần 8 - Ảnh: Ngọc Bi |
Phố Tràng Tiền đang được đại diện Sở TT-TT Hà Nội trình UBND TP.Hà Nội chọn làm Phố sách.
Tại các địa phương, Ngày sách Việt Nam, Phố sách và Tuần lễ sách cũng sẽ được tổ chức và thực hiện. Dịp này, Bộ TT-TT phát động cuộc thi sáng tác logo, hình ảnh biểu tượng cho Ngày sách Việt Nam.
Ngọc Bi
nguồn:http://tinnong.vn/pages/20140404/cong-bo-ngay-sach-viet-nam.aspx
Thứ Hai, 17 tháng 3, 2014
Hàng ngàn héc ta cây trồng thiếu nước tưới
Hàng ngàn héc ta cây trồng thiếu nước tưới
18/03/2014 08:55(TNO) Sở NN-PTNT Lâm Đồng ngày 17.3 cho biết, hiện mực nước các hồ chứa thủy lợi vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh đều xuống thấp, nhiều hồ đã xuống mực nước chết hoặc cạn kiệt.
Thống kê sơ bộ toàn tỉnh có gần 10.000 ha cà phê, chè, lúa thiếu nước tưới; riêng huyện Di Linh có khoảng 6.000 ha cà phê không có nước tưới. Tại Đà Lạt và huyện Lạc Dương, hàng trăm ha rau, hoa cũng thiếu nước tưới, nhiều hộ phải đào hồ, khoan giếng để tìm nguồn nước.Cùng ngày, Công ty TNHH MTV cấp thoát nước Lâm Đồng cho biết, mực nước hồ Đan Kia - Suối Vàng đã sụt giảm 5,4 m, hồ Chiến Thắng sụt giảm 3,3 m. Hai hồ này cung cấp cho thành phố Đà Lạt 35.000 m3 nước/ngày đêm; nếu không có mưa thì khoảng một tháng nữa nhà máy nước hồ Chiến Thắng phải ngưng hoạt động.
Lâm Viên
Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2014
Những phát hiện Trống Đồng ở Tây Nguyên
Thứ Sáu, 14/3/2014 16:27 (GMT+7)
269
5576
Hồ sơ tư liệu
/hosotulieu/
hosotulieu
989254
Những phát hiện Trống Đồng ở Tây Nguyên
1
Article
101167
Những phát hiện Trống Đồng ở Tây Nguyên
Cập nhật lúc 16:08, Thứ Hai, 27/01/2014 (GMT+7)
Trống đồng là hiện vật đặc sắc nhất của văn hóa Đông Sơn. Trống được phân bố ở hầu hết các nước thuộc vùng Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc, Miến Điện, Malaysia, Philipin và cả Indonesia. Con số trống đồng được phát hiện ở đây ước tích khoảng trên 2.000 chiếc. Ở Việt Nam, văn hóa Đông Sơn có phạm vi phân bố ở vùng Bắc bộ và Trung bộ , tập trung đậm đặc nhất là ở các vùng đồng bằng sông Hồng, sông Mã. Thời đại tồn tại của văn hóa Đông Sơn được xác định vào khoảng thiên niên kỷ thứ nhất trước công nguyên và chấm dứt vào thời Đông Hán (TKII sau công nguyên). Chủ nhân của nền văn hóa Đông Sơn là người Việt cổ tồn tại ở thời kỳ vua Hùng dựng nước (theo nhận định của giáo sư Đào Duy Anh).
Trống đồng phát hiện tại Lâm Đồng |
Những năm gần đây, việc phát hiện ra các trống đồng ở các tỉnh Tây Nguyên đã gây nhiều bất ngờ và nhiều tranh luận khoa học trong giới nghiên cứu sử học, khảo cổ học về sự lan tỏa của văn hóa Đông Sơn cũng như phạm vi phân bố của nó ở Việt Nam và đặc biệt là ở vùng Tây Nguyên.
Chiếc trống đồng đầu tiên phát hiện ở Tây Nguyên là ở tỉnh Kon Tum vào năm 1921. Đó là trống đồng Dac Lao và nó đã được đưa về Bảo tàng Louis Finot ở Hà Nội (Bảo tàng lịch sử Việt Nam - nay là Bảo tàng Quốc gia). Sau đó, vào năm 1985, ở Đắk Lắk, một chiếc trống đồng khác được bác Ma Khê, một lão thành cách mạng của tỉnh phát hiện được ở nhà ông Y Pá (dân tộc M’Nông ở Buôn Giá, Krông Ana, Ea Soup). Trống bị gia đình phá bỏ để chế làm mâm ăn cơm nhưng do quá nặng nên bị bỏ lãng quên, mãi sau mới sưu tầm được. Trống được xác định thuộc loại Hêgơ III (trống loại III). Vào tháng 7/1996, ở thôn 13, xã EaBan - huyện Eakar, tỉnh Đắk Lắk, anh Trần Quốc Hóa trong khi đào hố trồng cà phê đã tình cờ phát hiện một trống đồng. Trong lòng trống còn thấy có răng người và một vài mảnh xương nhỏ, mảnh vỡ vòng tay, hạt chuỗi (có lẽ nó được sử dụng để chôn người chết). Do phát hiện tình cờ và khai quật không đúng phương pháp nên trống bị vỡ nát, chỉ còn mặt trống là khá nguyên vẹn. Trống sau đó được đưa về lưu giữ ở Bảo tàng Đắk Lắk. Trống đồng Ea Ban-Eakar thuộc trống đồng Đông Sơn loại II (Hêgơ II) niên đại khoảng trên dưới 2.000 năm.
Tiếp đến là trống đồng Ea Kênh - Krông Păk (tên trống được đặt theo địa danh phát hiện). Chiếc trống này cũng đã bị vỡ toàn bộ phần tang và thân trống, chỉ còn mặt trống là tương đối nguyên vẹn. Trên mặt có trang trí tượng cóc và các vành hoa văn hình học đơn giản của trống Đông Sơn muộn. Trống đồng Ea Kênh - Krông Păk thuộc loại Hêgơ I. Trống được anh Trần Thế Huy ở thôn Tân Thành, Ea Kênh, Krông Păk, tỉnh Đắk Lắk phát hiện vào tháng 7 năm 1998 tại rẫy cà phê. Trống được chôn mặt úp xuống, cách mặt đất canh tác chừng 20cm.
Trống đồng tại Tòa giám mục Đà Lạt |
Trống đồng EaRiêng-M’đắk được anh Lê Xuân Nam phát hiện tình cờ vào năm 1996 ở xã EaRiêng, huyện M’đắk, tỉnh Đắk Lắk trong khi ủi đất để đào ao tại vườn cà phê ở độ sâu 1m so với mặt đất canh tác. Thân và tang trống đã bị vỡ nát chỉ còn lại phần mặt trống. Trống được xác định thuộc loại Hêgơ I (trống đồng loại I), hiện nay đang được lưu giữ ở Bảo tàng Đắk Lắk.
Trống đồng nông trường cà phê 49 - huyện Krông Năng do anh Nguyễn Sĩ Bấy công nhân nông trường đã phát hiện ra hai chiếc trống này vào tháng 4 năm 1997 tại một rãnh nước mép đường sau nhà do quá trình bào mòn của nước đã lộ ra. Toàn bộ phần thân trống đều bị vỡ nát chỉ còn lại phần mặt trống. Đường kính của hai mặt trống là: 77cm và 67,5cm. Trên mặt trống lớn có 4 tượng cóc. Trống thuộc loại Hêgơ I và đang được lưu giữ ở Bảo tàng Đắk Lắk.
Trống đồng Phú Xuân - Krông Năng. Trống do anh Nguyễn Ngọc Duy và anh Phan Tấn Quốc Việt phát hiện vào tháng 4 năm 2004 trong lúc đào đất tìm sắt vụn tại xã Phú Xuân, Krông Năng. Mặt trống còn tương đối nguyên vẹn và có đường kính 75cm, phần tang và thân trống đã bị vỡ thành nhiều mảnh. Trống thuộc nhóm Hêgơ I.
Trống đồng Cư yang-EaKar. Gồm hai mặt trống do người tìm mua phế liệu rà tìm được vào tháng 4 năm 2005 tại vườn nhà anh Cường và ông Tống Quang Thốn tại thôn 7 và thôn 8 xã Cư Yang, huyện Ea Kar. Trống được tìm thấy ở độ sâu 50cm. Mặt trống được đặt nằm úp xuống đất bên trên có một phiến đá tròn đè lên, trong lòng trống có đất, xương người và vòng đồng đeo tay. Mặt trống có đường kính: 75,3cm và 66cm. Trống hiện đang được lưu giữ ở Bảo tàng Đắk Lắk.
Trống đồng Hòa An-Krông Pách được người dân thôn Tân Lập, xã Hòa An, huyện Krông Pách, tỉnh Đắk Lắk phát hiện khi làm rẫy, đào hố trồng cà phê. Trống được phát hiện ở độ sâu 40-50cm. Trong lòng trống có nhiều xương và răng người, ngoài ra còn có một số đồ trang sức như: vòng đồng xoắn ốc, hạt cườm mã não, hạt cườm bằng đất nung, dọi xe chỉ. Trống được xác định thuộc loại Hêgơ I, có niên đại cách ngày nay trên dưới 2.000 năm.
Cùng với những trống đồng phát hiện được ở Đắk Lắk nói trên, ở các tỉnh khác của Tây Nguyên cũng có phát hiện được trống đồng rải rác ở một số nơi như: ở Kon Tum có 2 trống, Gia Lai có 2 trống và Lâm Đồng phát hiện được 3 trống (hai trống đang được lưu giữ ở Tòa Giám mục và một trống đang được lưu giữ tại Bảo tàng Lâm Đồng). Trống đồng hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Lâm Đồng được ông Nguyễn Văn Vinh và ông Nguyễn Văn Minh phát hiện vào tháng 6 năm 2008 trong khi đào hố trồng cây trong vườn tại khu vực thôn 2 xã Hà Lâm, huyện Đạ Huoai. Chiếc trống này được chôn cách mặt đất canh tác chừng 20cm với tư thế mặt trống ngửa lên, trên mặt có xếp một lớp đá granít dày khoảng 10cm để bảo vệ. Trống đồng thuộc loại Hêgơ I có niên đại cách ngày nay trên dưới 2.000 năm.
Trống đồng phát hiện ở xã An Thành, huyện An Khê, Gia Lai |
Tính tới thời điểm này ở trên địa bàn Tây Nguyên đã phát hiện được khoảng 21 trống đồng, nhiều nhất là tỉnh Đắk Lắk (14 trống). Phần lớn các trống đồng đều được phát hiện một cách tình cờ, ngẫu nhiên khi người dân làm vườn, rẫy trồng cà phê hoặc rà tìm phế liệu... Trống được phát hiện chủ yếu là trống Đông Sơn loại I (loại đẹp nhất), chúng được chôn ở nhiều dạng khác nhau, một số được sử dụng như để táng người chết. Đây cũng là một trong những điều bí ẩn của nền văn hóa cư dân bản địa cổ xưa mà chúng ta chưa thể khám phá hết.
ĐOÀN BÍCH NGỌ
nguồn :https://www.blogger.com/blogger.g?blogID=8373440579095056595#editor/target=post;postID=3518070171955885000
Chủ Nhật, 2 tháng 3, 2014
LINK BO SUU TAP SO LOP 2
LINK BO LUA: http://117.3.71.54:8082/gsdl?site=localhost&a=p&p=about&c=bsutpsvc&l=en&w=utf-8
LINK BO TRA: http://117.3.71.54:8082/gsdl?site=localhost&a=p&p=about&c=cychbolc&l=en&w=utf-8
LINK BO DU LICH: http://117.3.71.54:8082/gsdl?site=localhost&a=p&p=about&c=dulchlt&l=en&w=utf-8
LINK BO HOA: http://117.3.71.54:8082/gsdl?site=localhost&a=p&p=about&c=hoalt&l=en&w=utf-8
LINK BO TRA: http://117.3.71.54:8082/gsdl?site=localhost&a=p&p=about&c=cychbolc&l=en&w=utf-8
LINK BO DU LICH: http://117.3.71.54:8082/gsdl?site=localhost&a=p&p=about&c=dulchlt&l=en&w=utf-8
LINK BO HOA: http://117.3.71.54:8082/gsdl?site=localhost&a=p&p=about&c=hoalt&l=en&w=utf-8
VIẾT TIN PHÁT THANH
VIẾT TIN PHÁT THANH
VỀ THÔNG BÁO LỚP
HỌC CHO NGƯỜI SỬ DỤNG MÁY TÍNH VÀ
TRUY CẬP INTERNET CÔNG CỘNG TẠI BƯU ĐIỆN-VĂN HÓA XÃ
Hôm
nay BĐ-VH xã xin thông báo :
- Tới bà con cô bác
- Tới học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên,và phụ nữ trong địa bàn xã
- Tới các ban ngành tại địa phương
Ngày
nay công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng cho tất cả các lĩnh vực kinh tế-xã
hội , an ninh chính trị, an toàn xã hội… việc
sử dụng máy tính và truy cập internet để tìm hiểu thông tin và áp dụng khoa học
kỷ thuật trong lao động sản xuất, kinh doanh …là việc cần thiết và quan trọng.
Chính
vì sự cần thiết và quan trọng nên BĐ-VH xã sẽ mở lớp đào tạo cho tất cả đối tượng
thông báo ở trên như sau :
Chiều :
từ 16h00’ đến 18h30’ ( vào ngày thứ 5 hàng tuần )
Mong
bà con nhân dân, học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên, phụ nữ và các ban ngành tại địa phương thăm gia đông đủ.
Người thông báo :
WHAT YOU NAME
Đã
ký
Thứ Bảy, 1 tháng 3, 2014
THÔNG ĐIỆP VẬN ĐỘNG
ĐIÊM BƯU ĐIỆN - VĂN HÓA XÃ ĐINH TRANG THƯỢNG
THÔNG ĐIỆP VẬN ĐỘNG
ĐIỂM BƯU ĐIỆN - VĂN HÓA xã Đinh Trang Thượng là ĐIỂM BƯU ĐIỆN - VĂN HÓA xã thuộc vùng sâu,vùng xa, là xã anh hùng của Huyện Di Linh - Tỉnh Lâm Đồng . là ĐIỂM BƯU ĐIỆN - VĂN HÓA đã hoat động từ tháng 05 năm 1999, Là trung tâm tìm hiểu thông tin, văn hóa, giáo dục, pháp luật... tại địa bàn xã.
Để ĐIỂM BƯU ĐIỆN - VĂN HÓA xã Đinh Trang Thượng đi vào hoạt động phục vụ người dân tốt hơn cần có những nội dung, giải pháp cụ thể sau:
1. thời gian mở, đóng cửa hợp lý
2.cơ sở vật chất, trang thiết bị cần cơ bản đầy đủ
3.chế độ hổ trợ phụ cấp cho cán bộ phục vụ đảm bảo nhu cầu về đời sống sinh hoạt
4.khuôn viên cần rộng rãi, thoáng mát hơn.
5.cần sự quan tâm của chính quyền địa phương, các cấp có thầm quyền... trong công tác hoạt động phục vụ .
THÔNG ĐIỆP VẬN ĐỘNG
ĐIỂM BƯU ĐIỆN - VĂN HÓA xã Đinh Trang Thượng là ĐIỂM BƯU ĐIỆN - VĂN HÓA xã thuộc vùng sâu,vùng xa, là xã anh hùng của Huyện Di Linh - Tỉnh Lâm Đồng . là ĐIỂM BƯU ĐIỆN - VĂN HÓA đã hoat động từ tháng 05 năm 1999, Là trung tâm tìm hiểu thông tin, văn hóa, giáo dục, pháp luật... tại địa bàn xã.
Để ĐIỂM BƯU ĐIỆN - VĂN HÓA xã Đinh Trang Thượng đi vào hoạt động phục vụ người dân tốt hơn cần có những nội dung, giải pháp cụ thể sau:
1. thời gian mở, đóng cửa hợp lý
2.cơ sở vật chất, trang thiết bị cần cơ bản đầy đủ
3.chế độ hổ trợ phụ cấp cho cán bộ phục vụ đảm bảo nhu cầu về đời sống sinh hoạt
4.khuôn viên cần rộng rãi, thoáng mát hơn.
5.cần sự quan tâm của chính quyền địa phương, các cấp có thầm quyền... trong công tác hoạt động phục vụ .
LỊCH LÀM VIỆC CỦA BƯU ĐIỆN-VĂN HÓA XÃ ĐINH TRANG THƯỢNG
LỊCH LÀM VIỆC CỦA BƯU ĐIỆN-VĂN HÓA XÃ ĐINH TRANG THƯỢNG | |||
Công việc | Hàng ngày | Hàng tuần | Hàng tháng |
1. Hỗ trợ người sử dụng máy tính và truy nhập Internet |
|||
7h00 chuẩn bị
phòng, quét dọn làm vệ sinh, mở máy tính |
Thống kê lại số lượt người truy cập | Tổng hợp báo cáo tháng | |
7h15 mở cửa phục vụ | * Thống kê lượt người sử dụng | ||
Tiến đón khách bố trí trỗ ngồi tìm hiểu nắm thông tin của người truy cập |
* Nội dung phục vụ | ||
Hướng dẫn người sử dụng | * Mức độ hài lòng | ||
Quan sát thông kê người sử dụng | * Hạn chế, tồn tại, rút kinh nghiệm | ||
10h45 thông báo hết giờ truy cập | |||
Kiểm tra tắt máy tính | |||
11h khóa cửa | |||
13h30 mở cửa phục vụ | |||
Tiến đón khách bố trí trỗ ngồi tìm hiểu nắm thông tin của người truy cập |
|||
Hướng dẫn người sử dụng | |||
Quan sát thông kê người sử dụng | |||
16h45 thông báo hết giờ truy cập | |||
Kiểm tra tắt máy tính | |||
17h khóa cửa | |||
2.Đào tạo người sử dụng | |||
Hướng
dẫn người dân sử dụng máy tính và truy nhập internet công cộng. |
Mở
lớp đào tạo người sủ dụng máy tính vào ngày thứ 5. Từ 16 giờ đền 17 giờ |
Báo cáo công tác
đào tạo người sử dụng: *Về số lượng người đào tạo |
|
Nắm bắt thông tin của người sử dụng để mở lớp đào tạo cho phù hợp. |
Gồm 3 nhóm đối tượng: | *Nội dung đào tạo. | |
*Học sinh. | *Tổng số thời đào tạo. | ||
*Cán bộ, CNVC. | *Chất lượng đào tạo. | ||
*Nông dân. | |||
3. Xây dựng bộ sưu tập số địa phương | |||
Nắm bắt nhu cầu thông tin | Nắm bắt nhu cầu thông tin | Bước 1 : - Nắm bắt nhu cầu thông tin của địa phương | |
Tìm kiếm thông tin | Tìm kiếm thông tin | . Xuất phát từ đặc điểm từng địa phương | |
.Tìm hiểu nhu cầu thông tin người dân địa phương | |||
. Biết được đường lối chiến lược phát triển của địa phương | |||
Bước 2 : Xây dựng đề cương chi tiết cho bộ sưu tập thực hiện dựa trên cơ sở đối tượng sử dụng, xác định chủ đề loại tài liệu, định dạng, hình thức trình bày... |
|||
Bước 3 : Thu thập, sưu tầm, số hóa tài liệu theo từng chủ đề đã xác định tiến hành ghi đầy đủ các thông tin cần thiết như : thông tin tác giả, ngày phát hành, nguồn trích …………… | |||
Bước 4 : Biên mục. Sữ dụng công cụ biên mục của phần mềm chuyên dụng như Greentone….để biên mục |
|||
Bước 5 : Điều chỉnh bộ sưu tập . Hoàn chỉnh bằng cách bổ sung các chức năng khác như : Điều chỉnh giao diện bộ sưu tập, đánh chỉ mục…. |
|||
Bước 6 : Đưa vào khai thác và chờ ý kiến phản hồi của bạn đọc | |||
NGƯỜI LẬP : | |||
K TIN | |||
LỊCH LÀM VIỆC CỦA BƯU ĐIỆN- VĂN HÓA XÃ ĐINH TRANG THƯỢNG
LỊCH LÀM VIỆC CỦA BƯU ĐIỆN- VĂN HÓA XÃ ĐINH TRANG THƯỢNG | |||
Công việc | Hàng ngày | Hàng tuần | Hàng tháng |
1. Hỗ trợ người sử dụng máy tính và truy nhập Internet |
|||
7h15': chuẩn bị
phòng, quét dọn làm vệ sinh, mở máy tính |
Thống kê lại số lượt người truy cập | Tổng hợp báo cáo tháng | |
7h30':mở cửa phục vụ | * Thống kê lượt người sử dụng | ||
Tiến đón khách bố trí trỗ ngồi tìm hiểu nắm thông tin của người truy cập |
* Nội dung phục vụ | ||
Hướng dẫn người sử dụng | * Mức độ hài lòng | ||
Quan sát thông kê người sử dụng | * Hạn chế, tồn tại, rút kinh nghiệm | ||
11h15': thông báo hết giờ truy cập | |||
Kiểm tra tắt máy tính | |||
11h30': khóa cửa | |||
13h30 mở cửa phục vụ | |||
Tiến đón khách bố trí trỗ ngồi tìm hiểu nắm thông tin của người truy cập |
|||
Hướng dẫn người sử dụng | |||
Quan sát thông kê người sử dụng | |||
14h00' sắp xếp công việc tại BĐ-VHxã như | :thư,báo… | ||
16h45':Kiểm tra tắt máy tính | |||
17h khóa cửa | |||
2.Đào tạo người sử dụng | |||
Hướng
dẫn người dân sử dụng máy tính và truy nhập internet công cộng. |
Mở
lớp đào tạo người sủ dụng máy tính vào ngày thứ 5. Từ 16 giờ đền 17 giờ |
Báo cáo công tác
đào tạo người sử dụng: *Về số lượng người đào tạo |
|
Nắm bắt thông tin của người sử dụng để mở lớp đào tạo cho phù hợp. |
Gồm 3 nhóm đối tượng: | *Nội dung đào tạo. | |
*Học sinh. | *Tổng số thời đào tạo. | ||
*Cán bộ, CNVC. | *Chất lượng đào tạo. | ||
*Nông dân. | |||
3. Xây dựng bộ sưu tập số địa phương | |||
Nắm bắt nhu cầu thông tin | Nắm bắt nhu cầu thông tin | Bước 1 : - Nắm bắt nhu cầu thông tin của địa phương | |
Tìm kiếm thông tin | Tìm kiếm thông tin | . Xuất phát từ đặc điểm từng địa phương | |
.Tìm hiểu nhu cầu thông tin người dân địa phương | |||
. Biết được đường lối chiến lược phát triển của địa phương | |||
Bước 2 : Xây dựng đề cương chi tiết cho bộ sưu tập thực hiện dựa trên cơ sở đối tượng sử dụng, xác định chủ đề loại tài liệu, định dạng, hình thức trình bày... |
|||
Bước 3 : Thu thập, sưu tầm, số hóa tài liệu theo từng chủ đề đã xác định tiến hành ghi đầy đủ các thông tin cần thiết như : thông tin tác giả, ngày phát hành, nguồn trích …………… | |||
Bước 4 : Biên mục. Sữ dụng công cụ biên mục của phần mềm chuyên dụng như Greentone….để biên mục |
|||
Bước 5 : Điều chỉnh bộ sưu tập . Hoàn chỉnh bằng cách bổ sung các chức năng khác như : Điều chỉnh giao diện bộ sưu tập, đánh chỉ mục…. |
|||
Bước 6 : Đưa vào khai thác và chờ ý kiến phản hồi của bạn đọc | |||
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)